Phát triển Tách_biệt_giáo_hội_và_chính_phủ

Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, tôn giáo và chế độ chính trị mặc dù có mối quan hệ mật thiết, nhưng tôn giáo được coi là công việc tín ngưỡng riêng tư của công dân không thể xâm nhập lĩnh vực chính trị và lĩnh vực sự vụ công do nhà nước đại biểu, không thể hình thành cạnh tranh hoặc có quan hệ kết minh với quyền lực chính trị, chỉ có thể triển khai hoạt động trong phạm vi của mình dựa theo pháp luật, chỉ có những ai nằm trong lĩnh vực này thì mới có tự do tôn giáo được nói đến. Đối với các nước mà nói, vấn đề tôn giáo không thuộc phạm vi quản lí của chính phủ liên bang, các nước không cần đi can thiệp công việc tín ngưỡng riêng tư của công dân, nhưng mà cần phải giữ gìn tính trung lập giữa các tông giáo và tông phái. Hoa Kỳ thông qua hiến pháp để quy phạm mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội. Điều VI hiến pháp Hoa Kỳ quy định : "Tại Hoa Kỳ, các cuộc kiểm tra, đánh giá tôn giáo không được coi là bằng chứng với tư cách của bất kì công dân nào hoặc cách xưng hô của công chúng". "Tu chính án thứ nhất Hiến pháp Hoa Kỳ" quy định : "Quốc hội không được chế định pháp luật liên quan đến việc thiết lập quốc giáo hoặc cấm chỉ tự do tôn giáo".[3]

Châu Nam Mĩ

Về phương diện lịch sử của châu Nam Mĩ, lấy Thiên Chúa giáo là chính, trong hơn 80 năm qua, rất nhiều giáo sĩ truyền giáo Cơ Đốc giáo người nước ngoài đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi phái Phúc âm và phái Chúa Thánh thần giáng lâm. Ví dụ, Brazil là quốc gia lớn nhất ở châu Nam Mĩ, cũng là quốc gia Công giáo và tuân theo phái Phúc âm có nhân khẩu nhiều nhất trên thế giới, một số cuộc họp hội mang tính thế giới đều cử hành ở Brazil, Brazil cũng là quốc gia thực hành phân li chính giáo khá sớm ở châu Nam Mĩ.

Úc

Úc đã trải qua sự phục hưng của giáo hội Anh giáo và sự phát triển lớn mạnh của phái Phúc âm. Nền móng của giáo hội Úc là từ Anh Quốc, sự phát triển của giáo hội Úc hoàn toàn không bị nó giới hạn, có rất nhiều chương trình tôn giáo thậm chí truyền bá ra thế giới thông qua vệ tinh.